CHỦ ĐIỂM: BÁC HỒ KÍNH YÊU
TÊN SÁCH: "Từ làng Sen ”.
Tác giả: Lê Lam – Sơn Tùng.
Các con hoạc sinh thân mến!
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2024) thư viện trường Tiểu học Cự Khối giới thiệu tới các con học sinh cuốn sách “Từ làng Sen” của hai tác giả; Lời: Sơn Tùng – Tranh: Lê Lam với khổ 19 x 26 cm bề dày 32 trang của nhà xuất bản Kim Đồng.
Cuốn sách Từ làng Sen gồm 25 bức tranh. Mỗi bức tranh là một cảm thụ, một thi hứng với một ý tứ đã đúc kết nên hình ảnh trọn vẹn. Những hình ảnh đó chính là gia đình, quê hương, trường học và các sự kiện nóng bỏng trên khắp đất nước – Những yếu tố tạo nên cốt cách, tâm hồn, tư tưởng và chí hướng tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh.
…Bác Hồ thuở lọt lòng được cha mẹ đặt tên là Nguyễn Sinh Côn. Người ra đời tại làng Chùa quê mẹ, cách làng Sen quê cha một cánh đồng. Nguyễn Sinh Sắc là thân sinh của Bác Hồ. Khi mới 5 tuổi, Người đã mồ côi cha mẹ. Hằng ngày đi chăn trâu ngoài đồng mà mắt chẳng rời trang sách học. Thầy tú Hoàng Xuân Đường thấy cậu bé chăn trâu mà hiếu học nên đón Sắc về làm con, làm học trò để nối chí mình…
Con gái đầu lòng thầy tú Hoàng Xuân Đường tên là Hoàng Thị Loan được mẹ cha cho chung đèn sách với anh Sắc từ lúc tuổi thơ. Lớn lên, “đôi bạn sách đèn” lại được cha mẹ tác thành để nên bạn trăm năm.
Khi đã là bà mẹ của 3 con, luôn tay canh cửi giúp chồng dùi mài nghiên bút, phụng dưỡng mẹ cha, nuôi dạy con cái…
Những lời ru tiếng hát và câu chuyện kể của bà ngoại để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn ấu thơ của Côn.
Cốt cách của Bác Hồ, tâm hồn Bác được bắt nguồn từ câu hát dân ca, điệu hò ví dặm…
Nước mất. Các cuộc khởi nghĩa của các sĩ phu đều thất bại. Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt đày biệt xứ…Bác Hồ ngày ấy năm tuổi, bám lưng cha trèo đèo vượt dốc, mở đầu đường đi muôn dặm về khắp năm châu tìm phương cứu nước…
Ra cửa thành nội, gặp ba mẹ con người ăn mày, Côn về xin mẹ gạo, đem trao tận tay em bé…Côn tự nghĩ. Dân ta sao mà khổ vậy!
…Nguyễn Sinh Côn khi mới mười tuổi, mẹ mất giữa những ngày giáp Tết. Cha vắng nhà, cậu phải chạy xin sữa nuôi em trong cảnh tứ cố vô thân nơi Hoàng thành triều Nguyễn.
Hơn nửa thế kỉ, bác Hồ xa quê hương vì việc nước. Lòng Bác vẫn in nguyên những kỉ niệm tuổi thơ. Ngày về thăm quê, Bác đã gọi tên một cụ già lẫn giữa đám đông…Là lãnh tụ của dân, của nước của Đảng, Bác cũng không quên bạn câu cá bờ ao thuở nhỏ.
Gần mười năm đèn sách tại Huế, đã mười lần Nguyễn Tất Thành chứng kiến “Ngày Quốc hận”…bị Tây tàn sát đêm 23/5/1885 sau vụ Tôn Thất Thuyết dấy binh thất bại. Ba cha con ông hộ giá vua Hàm Nghi (lúc đó mới mười ba tuổi) bỏ kinh thành lên đường kháng chiến. Giờ đây, Thành lại nén lòng uất hận nhìn theo vua Thành Thái bị đầy ra hải đảo…
Vượt đèo Hải Vân, Nguyễn Tất Thành vào Phan Thiết dạy học…Những ngày rảnh rỗi, thầy giáo Thành dẫn học sinh ra chơi bãi biển cùng các cháu dân chài nghèo khổ…
Sau ba mươi năm (1911 – 1941), Người trở về Pác Bó lãnh đạo nhân dân làm nên cách mạng tháng Tám thành công. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và đánh thắng đế quốc Mĩ xâm lược. Người đã căn dặn: “…Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc!”
Các con hoạc sinh yêu quí!
Cuốn sách hé mở một phần thân thế, tuổi ấu thơ và những yếu tố tạo nên cốt cách, tâm hồn, tư tưởng của Bác. Chúng mình cùng suy ngẫm và thực hiện lời căn dặn của Bác. Thực hiện lời căn dặn vô cùng ý nghĩa của Bác, mỗi chúng ta cùng rèn luyện bản thân để biết cảm thông, sẻ chia với mọi người, biết sắp xếp thời gian một cách khoa học để có kết quả thật tốt các con nhé.
Hy vọng, cuốn sách đem lại nhiều động lực, ý chí, lòng quyết tâm thực hiện kế hoạch học tập cho mỗi chúng ta.
Cuốn sách với số ĐKCB 3071 hiện đang có tại tủ giới thiệu sách của thư viện nhà trường, mời các con tìm đọc.
Xin chào và hẹn gặp lại các con trong buổi giới thiệu sách lần sau!