Trong cá !important;c phân môn của Tiếng Việt, Kể chuyện là một môn học quan trọng, giúp hình thành và phát triển toàn diện các kĩ năng của học sinh. Kể chuyện tạo cho học sinh tư duy phân tích tổng hợp, biết cách tóm tắt, diễn đạt; rèn kĩ năng nói, giúp học sinh mở rộng vốn từ; rèn kĩ năng kể mạch lạc, diễn cảm, biết hóa thân vào nhân vật khi kể, hiểu ý nghĩa nội dung từng câu chuyện. Kể chuyện góp phần rất lớn vào việc phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức; hình thành phẩm chất, nhân cách cho trẻ.
Có thể nói, Kể chuyện là một phân môn lí thú, hấp dẫn ở trường Tiểu học. Mỗi tiết Kể chuyện đi sâu vào tâm hồn ngây thơ của trẻ, thật sự thu hút sự chú ý, lắng nghe, sự suy ngẫm hồn nhiên của trẻ. Để làm được điều đó, giáo viên cần phát huy năng lực kể chuyện của mình nhằm giúp cho các tiết dạy đạt hiệu quả cao như mong muốn. Trước thực tế này, tổ chuyên môn khối 4 chúng tôi xây dựng tiết chuyên đề Kể chuyện bài: Một phát minh nho nhỏ (tuần 17) để hướng đến việc phát huy năng lực kể chuyện cho giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập của môn học này.
Giáo viên sẽ kể toàn bộ nội dung câu chuyện qua clip, học sinh lắng nghe truyện lần thứ nhất. Ở lần kể thứ hai, giáo viên kết hợp kể chuyện theo tranh từ 1 đến tranh 5. Bởi vì học sinh lớp 4 có thể kể lại một đoạn truyện dài và cả câu chuyện. Nên khi được lắng nghe câu chuyện cùng với việc quan sát các đồ dùng dạy học trực quan sinh động, phong phú sẽ làm tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn cho câu chuyện. Khai thác tốt đồ dùng dạy học sẽ giúp trẻ bước vào thế giới sinh động của các nhân vật trong câu chuyện, khiến các em thích thú, say mê với câu chuyện. Ngoài việc nhớ tình tiết truyện, cốt truyện, học sinh lớp 4 cần dùng từ, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. Giáo viên khuyến khích các em sử dụng vốn từ của bản thân để kể lại câu chuyện theo từng tranh, kể theo nhóm, kể cá nhân toàn truyện.
  !important; Giáo viên sẽ hình thành và rèn luyện được cho học sinh kĩ năng diễn đạt bao gồm kĩ năng nói, kĩ năng dùng từ, lựa chọn từ, đặt câu. Nói cho rành mạch, rõ ràng, nói có ngữ điệu, có lên giọng xuống giọng ở những chỗ cần thiết, nói bằng ngôn ngữ của riêng mình. Bên cạnh đó đối với học sinh lớp 4 kĩ năng kể chuyện còn bao gồm cả kĩ năng truyền cảm. Kĩ năng truyền cảm ở đây là khả năng thể hiện cảm xúc qua lời kể, giọng điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…phù hợp với nội dung câu chuyện. Những cung bậc cảm xúc sẽ qua giọng kể của học sinh lan tỏa đến cho người nghe qua phần thi kể theo nhóm và kể cá nhân.
  !important; Mỗi câu chuyện có giọng điệu riêng, giáo viên cần nhạy bén nhận ra sự đa dạng trong giọng điệu của từng câu chuyện. Giáo viên cần giúp học sinh xác định giọng điệu riêng của nhân vật, biết cách nhập vai, hóa thân vào từng nhân vật. Làm tốt được phần này, thế giới nhân vật trong câu chuyện sẽ như hiển hiện ra đầy đủ, sinh động. Các yếu tố phi ngôn ngữ như ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…có vai trò làm tăng không khí và cái hồn cho câu chuyện kể, lan truyền tình cảm, hứng thú sang học sinh một cách trực tiếp. Sau khi đã kể tốt được câu chuyện thì các con sẽ cùng nhau trao đổi để rút ra được ý nghĩa của truyện.
  !important; Kể chuyện là một môn học đầy tính sáng tạo. Giáo viên cần nắm vững đặc trưng phân môn này, trau dồi năng lực kể chuyện để góp phần đổi mới giờ dạy kể chuyện, mang lại những tiết học đầy lí thú.