Có một ngôi trường nhỏ bé nằm nép mình dưới
những tán lá xanh um của dãy xà cừ gần trăm tuổi - Tiểu học Cự Khối. Trường còn
được bao bọc bởi con đê quanh năm xanh mượt mà uốn lượn theo dòng sông Hồng đêm
ngày đỏ nặng phù sa. Nơi đây là tuổi thơ, là cái nôi nuôi dưỡng biết bao ước mơ
của lớp lớp học trò thành người tài cho đất nước. Cô Lê Thị Thúy là một học trò
như thế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà
Nội cô đã dăng kí thi tuyển viên chức và được trúng tuyển về trường Tiểu học Cự khối
vào tháng 9 năm 2014. Được giảng dạy
dưới mái trường gắn bó với bao kỉ niệm là nguồn động lực thúc đẩy cô hăng say
sáng tạo, nhiệt huyết với học trò. Ngay từ những ngày đầu đứng trên bục giảng
cô đã miệt mài tìm tòi các phương pháp giảng dạy tích cực, học tập các thầy cô
có kinh nghiệm ở trường để có những tiết học tốt.
Đồng thời trong các năm học
qua nhà trường đã phát động phong trào
“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” gắn với việc “Học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, bản thân
cô Thúy tự nhận thức “tự học và sáng tạo” thực sự rất có ý nghĩa đối với bản
thân mỗi giáo viên. Vì thế cô luôn ý thức rõ việc học tập để nâng cao hiểu biết
là một nhiệm vụ cần thiết và cô Thúy đã không ngừng say
mê học hỏi đóng góp thành tích của mình vào thành tích chung của nhà trường.
Là giáo viên trẻ năng động
và có nhiều đổi mới trong giảng dạy, đồng thời vận dụng hiệu quả công nghệ
thông tin trong dạy, Cô Thúy đã nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn
trong quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể, giáo viên không chỉ bó buộc trong
khối lượng kiến thức hiện có mà còn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành
khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc
thiết kế bài giảng. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn
giúp giáo viên có thể chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và
nâng cao chất lượng giáo án của mình.
Mặt
khác từ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các em học sinh được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn
hơn hẳn phương pháp đọc – chép truyền thống. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy
cô và học trò cũng được cải thiện đáng kể, học sinh có nhiều cơ hội được thể
hiện quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình. Điều này không chỉ giúp các
em ngày thêm tự tin mà còn để cho giáo viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và
mức độ tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và
khoa học.
Hơn thế nữa, việc được tiếp
xúc nhiều với công nghệ thông tin trong lớp học còn mang đến cho các em những
kỹ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây sẽ là
nền tảng và sự trợ giúp đắc lực giúp học sinh đa dạng và sáng tạo các buổi
thuyết trình trước lớp, đồng thời tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin cho
bài học của các em. Đặc biệt là việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy. Như trong cuộc thi thiết kế bài giảng
E-learning, để có được một bài giảng thật sự có hiệu quả, giá trị mang tính
sáng tạo người giáo viên phải dày công, kiên trì mới có được bài giảng mang đậm
nét giáo dục truyền thống lịch sử của địa phương.
Vì vậy với vốn kiến thức tin học được
trang bị trong những năm học tại trường Cao Đẳng Sư phạm Hà Nội và tinh thần tự
học thêm về công nghệ thông tin cô đã
thường xuyên sử dụng giáo án điện tử trong các tiết dạy. Với lòng nhiệt tình, say mê trong công tác giáo dục, cô luôn học
hỏi để tạo ra những trò chơi mới lạ, hấp dẫn với âm thanh, hình ảnh sinh động,
vui nhộn phù hợp với chuẩn mực sư phạm để lồng ghép vào một số hoạt động dạy
học giúp tạo ra nhiều sân chơi học tập
cho học sinh. Hàng ngày cô thường xuyên sử
dụng giáo án điện tử để minh họa các nội dung dạy học từ đó học sinh tiếp thu
bài nhanh các con tích cực hoạt động, mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình.
Học
sinh vừa học vừa được trải nghiệm nhưng lại tiếp thu bài khá tốt. Các hoạt động
dạy học gợi mở, định hướng hoạt động như… đã lôi cuốn học sinh vào hoạt động học tập một cách chủ động.
Cô Thúy đã sáng tạo trong việc viết Sáng kiến
kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh học tốt môn Địa lí lớp
4” và đã được công nhận cấp thành phố.
Trong
năm học 2016 - 2017, cô đã dự cuộc thi giáo viên tiết “Hoạt động ngoài giờ
chính khóa”, được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Quận. Cô cũng từng đạt
giải Ba, Hội thi kĩ năng Công nghệ thông tin trong ngày hội Công nghệ thông tin
lần thứ III và giải Nhất trong Ngày hội công nghệ thông tin lần thứ IV ngành giáo
dục quận Long Biên và được chọn dự thi kĩ năng công nghệ thông tin cấp Thành
Phố và đã đạt giải Nhất cấp thành phố
Với
gần 4 năm công tác ở Trường Tiểu học Cự Khối quận Long Biên cô giáo Lê Thị Thúy
đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt viên dạy giỏi cấp Quận và
danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2016 - 2017. Thật vui mừng cô đã đạt
giải Nhất phần thi kĩ năng công nghệ thông tin trong Hội thi Công nghệ thông tin cấp thành phố Với sự cố gắng nỗ lực cô đã được chi bộ kết
nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 10/4 /2018
Không tự bằng lòng với những gì đạt được, cô
giáo Lê Thị Thúy vẫn không ngừng phấn đấu tu dưỡng rèn luyện cả về trình độ
chuyên môn, trau dồi đạo đức lối sống để xứng đáng là một "kỹ sư tâm hồn"
của Trường Tiểu học Cự Khối.