!important; Như chúng ta đã biết, trong xã hội công nghệ 4.0, việc xây dựng ngôi trường hạnh phúc được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Làm sao để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên mỗi ngày đến trường là một niềm hạnh phúc và quan hệ thầy trò thân ái là động lực để học sinh vươn tới tri thức.
Vì vậy, việc xây dựng ngôi trường hạnh phúc là việc làm rất cần thiết của các nhà trường. Xuất phát từ thực tiễn của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dài của nhà trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Ngôi trường hạnh phúc- Thầy cô hạnh phúc- Học sinh hạnh phúc” là điều mà trường Tiểu học Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã và đang hướng tới. Thấu hiểu những giá trị to lớn mà ngôi trường hạnh phúc đem lại và mong muốn nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động trong môi trường giáo dục, sáng ngày 14/3/2021, trường Tiểu học Cự Khối đã tổ chức buổi giao lưu, chia sẻ giữa Tiến sĩ Ngô Xuân Hiếu – Giảng viên trường Đại học Thủ Đô – Chuyên gia đào tạo phát triển bản thân.
Đến dự buổi tập huấn có Đ/c Đào Tiến Dũng – Phó chủ tịch UBND phường Cự Khối; có các bác trong ban đại diện CMHS nhà trường và CMHS các lớp. Và đặc biệt có toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Trong buổi tập huấn, Tiến sĩ Ngô Xuân Hiếu đã chú trọng vào các nội dung thực tế, đề cập tới các biện pháp thiết thực đã và đang được triển khai hiệu quả trong nhà trường, như mô hình “ Lớp học hạnh phúc”; “Giờ học hạnh phúc” ; “Thầy cô hạnh phúc”; “ Kỉ luật tích cực”; “ Yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu”…
Với quyết tâm Hiệu trưởng thay đổi để Ngôi trường hạnh phúc, giáo viên thay đổi để Lớp học hạnh phúc. Buổi tập huấn đã diễn ra sôi nổi, hấp dẫn và được các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh toàn trường nhiệt tình hưởng ứng.
Trong buổi tập huấn, cán bộ, giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh nhà trường được chia sẻ những khó khăn, những mong muốn khi đến trường và được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về hạnh phúc, ngôi trường hạnh phúc, lớp học hạnh phúc và những tiêu chí để đạt được trong một không gian lớp học và nhà trường trong một tiết học hay trong một hoạt động, một tình huống cụ thể đối với giáo viên và học sinh.Thông qua các hình ảnh, video minh họa, thông qua những câu chuyện dí dỏm, hấp dẫn có thật từ thực tế, các cô giáo còn được trang bị những kỹ năng lựa chọn hành vi, kỹ năng nhận diện cảm xúc. Đặc biệt là kỹ năng làm chủ, tự kiểm soát mà nhiều thầy cô cũng như học sinh hiện nay còn lúng túng trong lớp, ngoài trường. Buổi tập huấn trang bị cho giáo viên những biện pháp giáo dục tích cực như xây dựng mạng lưới trợ giúp nhau, xây dựng trường học theo định hướng tập thể, tổ chức các hoạt động gắn kết học sinh với nhau, thay đổi cách cư xử trong lớp học và tạo môi trường học tập an toàn, mục tiêu cuối cùng là xây dựng một tập thể lớp tốt, xây dựng một lớp học hạnh phúc.
Với vai trò quan trọng đó nhà trường phải trở thành ngôi trường hạnh phúc, ở đó mọi người đều có được cảm giác vui vẻ. Trong đó quan trọng nhất là làm thế nào để mỗi thầy giáo, cô giáo của chúng ta được hạnh phúc, để họ có thể mang đến hạnh phúc cho học sinh theo kiểu dây chuyền mà hiệu trưởng là người khởi nguồn và tổ chức, kiến tạo. Ngược lại, sự thành công và hạnh phúc của học sinh, của giáo viên lại là thành công và niềm vui của hiệu trưởng bởi: “Người giáo viên hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”.
Kết thúc buổi tập huấn, chúng tôi nhận ra một điều, muốn xây dựng được một “Ngôi trường hạnh phúc” thì nhà trường phải làm tốt được 3 yếu tố:
Thứ nhất, muốn có ngôi trường hạnh phúc phải có những con người - những chủ thể hạnh phúc. Các chủ thể trong một nhà trường bao gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh.
Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cần có sự thay đổi tư duy về giáo dục. Bao gồm thay đổi phương pháp giảng dạy, chuyển từ định hướng nội dung sang định hướng năng lực và thay đổi hành vi, thái độ với nhau, với phụ huynh, với học sinh theo hướng thân thiện, gần gũi, yêu thương nhưng vẫn trong khuôn khổ kỷ cương trường lớp.
Đối với học sinh các em được thầy cô chăm chút, vun trồng cho những ước mơ, những hoài bão. Các em được khám sức khỏe định kỳ tại trường, được tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức. Ngoài thời gian học tập chính khóa các em còn được tham gia các câu lạc bộ bóng đá, bỏng rổ, cờ vua, võ thuật, đàn, tin học để nâng cao sức khỏe, tăng khả năng cảm thụ âm nhạc, và các kĩ năng cần thiết cho bản thân.
Đối với phụ huynh cần tạo lập được mối quan hệ đồng thuận giữa nhà trường với phụ huynh học sinh bằng cách tạo điều kiện thuận lợi nhất để các bác phụ huynh được tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, tham gia trải nghiệm cùng con em mình trong các hoạt động ngoại khóa. Được nhà trường thông báo kịp thời về các hoạt động của con em mình thông qua tin nhắn điện tử hoặc điện thoại. Trong buổi họp phụ huynh, được trao và được giáo viên cho biết mong muốn của con, giúp phụ huynh hiểu con mình hơn để có thể đồng hành tốt hơn với các em.
Thứ hai, muốn có ngôi trường hạnh phúc phải có các hoạt động trong trường hướng đến các chủ thể làm cho họ cảm thấy hạnh phúc. Chính vì vậy cần giảm áp lực, tạo động lực để mỗi giáo viên và học sinh cố gắng cống hiến và học tập, tôn trọng cấp dưới, phụ huynh và học sinh. Các thầy cô giáo đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng kiểu bài và từng đơn vị kiến thức tạo không khí vui vẻ, nhẹ nhàng trong các tiết học. Hành vi, cử chỉ, thái độ của giáo viên với học sinh thân thiện, cởi mở. Thầy cô luôn nở nụ cười trên môi. Các hoạt động học tập phong phú, đa dạng cũng giúp các em hoạt động, chia sẻ, hợp tác với nhau nhiều hơn. Ngoài ra, hình ảnh của nhà trường hạnh phúc, văn hóa hay không trước hết được phản ánh qua hình ảnh, hành vi, thái độ của lực lượng bảo vệ mà mỗi khi khách đến trường là những người họ tiếp xúc đầu tiên.
Thứ ba, muốn có ngôi trường hạnh phúc phải có môi trường giáo dục an toàn vì đó là nơi mà cán bộ, giáo viên và học sinh được làm việc, học tập và vui chơi an toàn, yên tâm không có tai nạn thương tích,...
Hành trình xây dựng lớp học hạnh phúc, trường hạnh phúc không hề đơn giản, dễ dàng mà đó là một hành trình dài, nhiều gian nan và cũng lắm thử thách. Những giọt mồ hôi rơi trên bục giảng, những giọt nước mắt lặng lẽ giấu đi, những tiếng thở dài sau những ngày miệt mài làm việc vất vả….tất cả những điều đó sẽ dần vơi bớt đi, nhẹ nhàng đi khi được tưới mát bằng những lời yêu thương, cử chỉ yêu thương, ánh mắt yêu thương và trái tim biết yêu thương. Tình yêu thương giống như dưỡng chất để nuôi sống đam mê của chúng ta với nghề dạy học. Ngôi trường hạnh phúc là trường học được xây lên từ trái tim biết cho đi yêu thương và chúng ta cũng sẽ nhận lại được quả ngọt từ chính sự yêu thương đó.
Buổi tập huấn “Kiến tạo Ngôi trường hạnh phúc của trường Tiểu học Cự Khối đã kết thúc trong không gian tràn ngập cảm xúc của cả những thầy cô tham gia và những vị khách mời tham dự. Những câu chuyện trải lòng, giao lưu trong buổi tập huấn đã để lại những thiện cảm trong mỗi vị khách tham dự chuyên đề. Với tâm niệm “ cho đi là còn mãi, gieo mầm yêu thương để gặt hái yêu thương” chắc chắn trường Tiểu học Cự Khối – quận Long Biên mãi mãi tràn ngập tình yêu và “ở đâu có tình yêu là ở đó có hạnh phúc”
Hy vong rằng những điều mà các thầy cô giáo nhận được trong buổi tập huấn sẽ đi vào từng giờ học, từng lời thầy cô để đến với các em học sinh, để ươm mầm cho những yêu thương lớn lên trong vòng tay thầy cô, gia đình, bè bạn. Các em học sinh tiểu học Cự Khối sẽ trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc.
Một số hì !important;nh ảnh trong buổi tập huấn: “ Kiến tạo ngôi trường hạnh phúc”
Hình ảnh Tiến sĩ Ngô Xuân Hiếu chụp ảnh lưu niệm cùng các thành viên tham gia buổi tập huấn
Hì !important;nh ảnh cô giáo Hoàng Thị Bích Liên – Hiệu trưởng phát biểu khai mạc
Hình ảnh CMHS và Giáo viên chia sẻ, giao lưu cùng thầy giáo trong buổi tập huấn