Bạn có tin không? Lượng nhựa con người ăn vào mỗi tuần đủ để ép một thẻ ngân hàng.
Theo nghiên cứu từ Đại học Newcastle (Australia), mỗi người đang ăn khoảng 2.000 hạt microplastic tương đương với 5g nhựa mỗi tuần. Lượng nhựa đó có thể làm ra một chiếc thẻ ngân hàng.
Ảnh minh họa: The Straits Times.
Những hạt microplastic có thể bắt nguồn từ vải sợi quần áo nhân tạo, kem đánh răng hoặc các miếng nhựa lớn bị vứt đi đang trong quá trình phân hủy. Chúng ra biển, len lỏi vào sông, làm thức ăn cho các sinh vật dưới nước và xâm nhập vào chuỗi thức ăn, nước uống của con người.
Theo thống kê, Việt Nam đang xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra Việt Nam còn là 1 trong 5 quốc gia có lượng chất thải nhựa đẩy ra đại dương nhiều nhất. Vì vậy rất có thể, người Việt Nam chúng ta mỗi tuần có thể tiêu thụ lượng nhựa lớn hơn rất nhiều “1 chiếc thẻ ngân hàng”.
Giải quyết ô nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm do rác thải nhựa và túi ni-lon gây ra là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, có sự chung tay của các cấp, các ngành, của toàn xã hội và của chính mỗi chúng ta.
Để chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam xanh, trường Tiểu học Cự Khối đã tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của sản phẩm nhữa, túi nilon dùng một lần qua các buổi họp HĐSP nhà trường, tổ chức kí cam kết với nội dung sau:
1. Không sử dụng các rác thải nhựa sử dụng một lần như ống hút, nước uống đóng chai, hộp xốp, hộp nhựa đựng cơm, bát, đĩa nhựa.....trong hoạt động tại đơn vị.
2. Sử dụng bình nước có thể tích lớn, bình đựng nước nhiểu lần khi tổ chức hội nghị, họp hoặc dùng trong phòng làm việc.
3. Hạn chế mức tối đa và tích cực tái sử dụng các loại bao bì nhựa, hộp nhựa đựng tài liệu.
4. Hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong cuộc sống hàng ngày mang làn, túi xách đựng nhiểu lần đi chợ, siêu thị,