!important; Nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ và trẻ em; không để xảy ra việc sử dụng trẻ em lao động trái với quy định của pháp luật. Ngày 09/08/2021 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 3186/KH-SGDĐT thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định pháp luật ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
  !important; Theo Luật trẻ em tại Việt Nam, trẻ em là người dưới 16 tuổi nhưng theo Công ước quốc tế trẻ em là người dưới 18 tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ em có quyền được chăm sóc nuôi dưỡng, được học tập và phát triển, được cha mẹ dạy dỗ, được luật pháp bảo vệ. Bên cạnh đó, trẻ em cũng cần thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm của mình như: chăm chỉ học tập; giữ gìn vệ sinh; kính trọng ông bà, bố mẹ, thầy cô; đoàn kết với bạn bè; yêu quê hương, bảo vệ đất nước; trẻ em cần yêu lao động, giúp đỡ gia đình những việc vừa sức của mình. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, nhiều trẻ em đang phải phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm có nguy cơ cao về tai nạn và bị khai thác triệt để sức lao động. Phần lớn các em sẽ phải chịu các tai nạn thương tích, bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất cũng như tâm lý của trẻ.
  !important; Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng lao động trẻ em là: Do nghèo đói, bạo lực gia đình, do người sử dụng lao động muốn tiết kiệm chi phí sản xuất đã sử dụng lao động trẻ em với tiền công rẻ mạt, do sự thiếu hiểu biết của một bộ phận dân cư về điều kiện làm việc, về nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ em tham gia lao động, do trẻ em bị bỏ rơi, lang thang tự mình kiếm sống…
  !important; Để phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cần sự chung tay của toàn xã hội, các cơ quan chức năng đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa và xoá bỏ lao động trẻ em thông qua nâng cao nhận thức xã hội, hỗ trợ trực tiếp các đối tượng là lao động trẻ em và thực hiện các chính sách xoá đói, giảm nghèo, …
Tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em. Thông qua họp với cha mẹ học sinh để tuyên truyền: Quyền và nghĩa vụ của trẻ em, gia đình tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập và giáo dục các em biết yêu lao động, biết chia sẻ với các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi, với sức khỏe của các em.
Tổ tư vấn chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học thực hiện đúng chức năng: Sẵn sàng lắng nghe, săn sàng tư vấn và can thiệp giúp đỡ- nếu cần.
Tích hợp việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử tích cực vào chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa. Giáo dục trẻ biết vâng lời, không tự ý bỏ học, bỏ nhà vì những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống, dạy trẻ cách chia sẻ.
Tăng cường các điều kiện, đảm bảo môi trường vật chất và môi trường tâm lý cho trẻ, thực hiện trường học an toàn, thân thiện. Củng cố, cải tạo hệ thống tường rào, cổng bảo vệ an toàn, phòng học an toàn đảm bảo công tác an ninh trường học.
Xây dựng môi trường sống thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Với mục tiêu, mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chú trọng đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em.
Với mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Cự Khối luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền về “phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định pháp luật”; cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tới mỗi PHHS và người dân trên các kênh truyền thông như trang web nhà trường, nhóm lớp, phần mềm Enetviet và đặc biệt là lồng ghép trong tiết Sinh hoạt lớp. Với những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể được đề ra trong chương trình và đặc biệt là sự chung tay của toàn xã hội, chúng ta tin rằng những mục tiêu của chương trình sẽ đạt kết quả cao.