Trước
tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường, bệnh
cảm cúm có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao. Đặc biệt trong những cơ sở
giáo dục – trường học là nơi tập trung đông người thì nguy cơ bùng phát dịch
càng cao hơn. Chính vì vậy để có biện pháp phòng chống dịch tốt nhất, đảm bảo
sức khỏe cho các em học sinh, thì quan trọng là các em học sinh cần biết bệnh
cúm là gì? Cơ chế lây bệnh như thế nào? Dấu hiệu ra sao? Và cách phòng chống
cũng như phải làm gì khi có biểu hiện nghi mắc cảm cúm?
Trước
tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường, bệnh
cảm cúm có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao. Đặc biệt trong những cơ sở
giáo dục – trường học là nơi tập trung đông người thì nguy cơ bùng phát dịch
càng cao hơn. Chính vì vậy để có biện pháp phòng chống dịch tốt nhất, đảm bảo
sức khỏe cho các em học sinh, thì quan trọng là các em học sinh cần biết bệnh
cúm là gì? Cơ chế lây bệnh như thế nào? Dấu hiệu ra sao? Và cách phòng chống
cũng như phải làm gì khi có biểu hiện nghi mắc cảm cúm?
Chính vì
vậy hôm nay cô sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh cúm mùa để các em học sinh
biết cách phòng tránh bệnh cho bản thân và người thân, có một sức khỏe tốt mang
lại kết quả học tập tốt hơn.
1. Bệnh cảm, cúm là gì?
Bệnh cúm (cảm là bệnh lý nhẹ hơn cúm) là bệnh nhiễm trùng
đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ
người sang người, có khả năng gây thành đại dịch và biến chứng hô hấp có thể
gây tử vong. Hiện tại chưa có vacxin phòng chống.
2.
Cơ chế lây bệnh?
Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với vi rut từ người
bệnh thông qua dịch hắt hơi, sổ mũi trong thời gian từ 1 đến 7 ngày sau khi
khởi phát bệnh.
3.
Dấu hiệu của cảm, cúm là gì?
- Sốt
(trên 38 độ) ;
- Ho (ho khan hoặc ho có đờm), đau họng ;
- Đau đầu hoặc đau cơ, mệt mỏi ;
- Chảy nước mắt, nước mũi ;
- Một số người có biểu hiện nôn, buồn nôn…
- Trường hợp nặng: bệnh có
thể diễn biến gây viêm phổi, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
4. Các biện pháp phòng
chống?
a. Tăng cường vệ sinh cá
nhân
- Thường
xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch, tránh tối đa việc chùi tay lên
mắt và mũi.
- Che
miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để giảm
phát tán dịch theo đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt khăn thật sạch bằng xà
phòng. Không khạc nhổ bừa bãi.
b. Hạn chế tiếp xúc với
nguồn bệnh
- Tránh
tiếp xúc với người bị bệnh. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bị bệnh thì
phải đeo khẩu trang y tế.
- Hạn chế
tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp.
c. Tăng cường sức khỏe
và khả năng phòng bệnh
-
Hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, mắt (bằng dung dịch
Natriclorid 0,9%), họng (súc miệng Fluor ở trường đầy đủ hoặc nước muối pha
loãng ở nhà).
- Đảm bảo
nơi ở, nơi làm việc, học tập thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng. Thường
xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy
rửa thông thường như xà phòng, nước Javel, cồn 70 độ…
- Ăn
uống, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề
kháng, bảo vệ cơ thể.
5. Làm gì khi có biểu
hiện nghi mắc cảm cúm?
Nếu bản
thân có các dấu hiệu như: sốt, ho, đau họng thì cần hạn chế tiếp xúc với mọi
người, đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm, liên hệ với bộ phận y tế của Nhà
trường để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe tạm thời.
Qua bài
tuyên truyền hôm nay cô mong các em hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh cúm. Từ đó
các em biết cách tự chăm sóc và bảo vệ cho bản thân, người thân trong gia đình
và những người xung quanh.